Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, Hội Nông dân các cấp đã vận động, tư vấn, hướng dẫn thành lập 16 Hợp tác xã, 17 tổ hợp tác; duy trì hoạt động trên 500 tổ hợp tác; thành lập 35 chi hội nông dân nghề nghiệp. Có 35.000 mô hình kinh tế, trong đó 12.289 mô hình chăn nuôi; 11.983 mô hình trồng trọt; 1.433 mô hình nuôi trồng thủy sản; 1.652 mô hình trồng cây lâm nghiệp; 1.288 mô hình thương mại, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; 6.355 mô hình kinh doanh tổng hợp hoạt động hiệu quả. Vùng chè Shan tuyết Hồng Thái Nhằm tạo điều kiện để giúp đỡ hội viên, nông dân phát triển sản xuất kinh tế, Hội đã tập trung chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh các hoạt động liên kết sản xuất và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư nông nghiệp, tập huấn khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho hội viên nông dân trang bị những kiến thức, điều kiện căn bản nhất để phát triển kinh tế hộ gia đình, cụ thể: Phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với hội viên nông dân, tạo điều kiện để hội viên nông dân tiếp cận được nguồn vốn vay đầu tư phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất, chăn nuôi. Thực hiện tốt công tác ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng số dư nợ 865,3 tỷ đồng cho 18.662 hộ vay; Công tác đào tạo nghề phục vụ sản xuất hộ gia đình tập trung vào chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" và xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2017 đến nay Trung tâm Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân các cấp đã tổ chức 217 lớp dạy nghề cho trên 7.000 hội viên nông dân; Các hoạt động cung ứng vật tư, thiết bị nông nghiệp, hỗ trợ hội viên, nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệ, quảng bá sản phẩm được quan tâm thực hiện. Ứng dựng hiệu quả chuyển đổi số trong tiêu thụ sản phẩm, Hội Nông dân, Bưu điện tỉnh phối hợp tập huấn cho nông dân, cơ sở sản xuất kinh doanh đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử trong thời gian bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, kết quả tạo được 2.441 tài khoản khách hàng, đưa 42 sản phẩm Ocop, sản phẩm đặc sản lên sàn thương mại điện tử Postmart, hỗ trợ các hộ dân tiêu thụ nhiều sản phẩm nông sản. Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang ký thỏa thuận hợp tác cùng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang Hoạt động tương trợ, cùng nhau làm giàu, giúp nông dân giảm nghèo bền vững là một trong những tiêu chí quan trọng của phong trào thi đua. Trong giai đoạn 2017-2022 các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm cho gần 1 triệu lượt lao động, giúp đỡ 95.000 lượt hộ nghèo, khó khăn. Nhiều nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trở thành hạt nhân đoàn kết và nhân tố hòa giải có uy tín, điển hình như: Hộ gia đình ông Nguyễn Ngọc Sáng, xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương, hộ gia đình ông Khổng Văn Nam, phương Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang, hộ gia đình ông Bế Văn Huy, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên… đã tạo việc làm thường xuyên cho 10-15 lao động/hộ gia đình. Thực hiện nhiệm vụ đột phá Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao, Hội Nông dân các cấp phối hợp cùng chính quyền địa phương hỗ trợ hộ nông dân nghèo làm mới, sửa chữa 639 nhà ở trị giá trên 30 tỷ đồng theo phương thức "Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ". Cán bộ, hội viên nông dân các cấp giúp đỡ 7.143 ngày công lao động và vật liệu trị giá 556 triệu đồng, vận động ủng hộ xây dựng quỹ "Mái ấm nông dân", nâng tổng tiền quỹ lên 263,6 triệu đồng…Quản lý và triển khai thực hiện tốt chương trình cho các hộ nghèo vay bò, trả bê theo Quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trung ương Hội nông dân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Nông dân xã Kim Quan, huyện Yên Sơn được nhận bò hỗ trợ Xuất phát từ hoạt động thực tiễn, nắm bắt nguyện vọng của nông dân về phát triển nông nghiệp, nông thôn, kiến nghị của nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Thời gian qua cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm, giúp đỡ nông dân làm giàu chính đáng thông qua Đề án, Nghị quyết như: Đề án thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 09/2019/NQ-HĐND ngày 01/8/2019 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 12/2014/NQ-NĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối một số cây trồng, vật nuôi; Nghị quyết số 03/2017/NQ-NĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ giống cây lâm nghiệp chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2018-2021; Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 15/12/2020 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về quy định chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, sản phẩm Ocop và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025. Ông Lương Quốc Đoàn chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thăm gian hàng sản phẩm OCOP Tuyên Quang Sản phẩm chè Shan tuyết Hồng Thái, Na Hang Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã tạo động lực thúc đẩy nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp hàng hóa, hiện đại và hội nhập quốc tế. Phong trào đã góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, các vườn mẫu, các cánh rừng trồng liên kết, thực hiện đồng bộ từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Thúc đẩy việc thành lập các loại hình trang trại, gia trại hiệu quả kinh tế cao, nhiều nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã thành lập các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm liên kết, mở rộng quy mô, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh trao bằng khen cho các nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Hội Nông dân các cấp; thực hiện các mục tiêu Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) đề ra. Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh chú trọng triển khai sâu rộng từ đó phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân. Qua phong trào, đã giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế địa phương, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân từng bước được nâng cao./. Yến Chi
Nông dân Tuyên Quang đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Ngày cập nhật: Thứ tư, 05/10/2022 | 08:32 | Lượt xem: 6